Sort by
Sort by

Sáng kiến tiết kiệm nước

Đây là cách người nông dân Việt Nam đang dùng rác để tiết kiệm nguồn nước quý giá
Sáng kiến tiết kiệm nước
“Đúng ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 sẽ có mưa nhưng trời đã không mưa”, nông dân Hoàng Mạnh Thu giải thích, vừa lắc đầu đi dọc theo hàng cây cà phê dài. Trên đầu anh là mặt trời đứng bóng, dưới chân mặt đất khô nứt nẻ.

Việt Nam đang đi qua mùa khô hạn nhất trong vòng 30 năm trở lại và các điều kiện khó khăn được dự đoán sẽ còn tiếp tục.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Quốc Gia cho biết trong năm vừa rồi, một số vùng có lượng mưa thấp hơn 86% so với năm trước nữa. Trong vùng của ông Thu, một trong năm hồ chứa nước dùng cho thủy lợi đã cạn khô.

Người nông dân trồng cà phê này thường chăm sóc năm hécta vườn cà phê với hai giếng nước. “Nhưng bây giờ năm giếng nước cũng không đủ”, ông cho biết.

Vấn đề lớn

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Braxin và ngành này đang là sinh kế của 2,6 triệu người Việt. Đa số cà phê được trồng ở Tây Nguyên, nơi nông nghiệp chiếm đến hơn 95% lượng nước sử dụng.

Cũng như hạn hán, biến đổi khí hậu và sử dụng nước tưới tiêu đồng nghĩa với việc khan hiếm nước càng lúc càng nghiêm trọng. Bởi vì người nông dân đang vô tình sử dụng nhiều nước nhu cầu thực sự.

Vietnam coffee farmers 

Một nghiên cứu được đồng tài trợ bởi Nestlé cho thấy nông dân trồng cà phê đã sử dụng lượng nước cao hơn 60% mức cần thiết trong suốt mùa khô.

Cũng như các tác hại môi trường, việc sử dụng quá nguồn nước là mối đe dọa cho tương lai của ngành cà phê và gây tốn kém cho người nông dân hơn. Trong khi họ không cần trả tiền cho nguồn nước từ các giếng, họ phải trả tiền mua xăng chạy máy bơm và tốn nhiều thời gian cũng như phí nước không cần thiết.

Một giải pháp đơn giản

Đa số cây cà phê ở Việt Nam được trồng trên diện tích nhỏ từ 2 đến 3 mẫu. Điều đó có nghĩa là các kỹ thuật quản lý quy mô lớn không giúp được nhiều. Vì vậy, những giải pháp đơn giản và rẻ tiền rất cần để giúp người nông dân hiểu hơn lượng nước họ nên dùng.

Những giải pháp đơn giản và rẻ tiền – thực sự hiệu quả - rất khó có được. Tuy nhiên trong trường hợp này, giải pháp đó đã được tìm ra với sự giúp đỡ từ các chuyên gia nông nghiệp địa phương của Nestlé.

Các công cụ cần thiết? Một chai nước và một lon sữa đặc.

Bằng cách đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người nông dân có thể đo được lượng nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc tưới tiêu lần đầu trong mùa.

Vietnam coffee irrigation infographic

Sau đó, người nông dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, anh ấy biết rằng các cây cà phê gần đó đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tươi sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

“Chai nhựa và lon sữa có hiệu quả”, ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp của Nestlé Việt Nam cho biết. “Nó hiệu quả hơn các công cụ quá phức tạp, quá khoa học cho người nông dân có thể nắm bắt.”

Ông Ngọc giải thích thêm, “Nông dân trồng cà phê Việt Nam thường sử dụng từ 700 - 1000 lít nước/cây cho mỗi lần tưới, nhưng giờ họ chỉ cần dùng 300 – 400 lít – tiết kiệm được hơn phân nửa – mà vẫn đạt được cùng năng suất.

Mạng lưới nhà nông

Đây là một sáng kiến mà ông Ngọc đã giúp mở rộng mạng lưới Liên Kết Nông Dân của Nestlé với gần 20.000 thành viên trên toàn quốc, nguồn cung cấp cà phê cho công ty.

Chai nhựa và lon sữa có hiệu quả. Nó hiệu quả hơn các công cụ quá phức tạp. Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp của Nestlé Việt Nam

Trong khi nông dân tại các nước phát triển hơn sử dụng các kỹ thuật hiện đại hơn để giảm sử dụng nước, thì tại nông thôn Việt Nam, các hoạt động giáo dục và trên thực địa đang chứng minh tính hiệu quả. Lon sữa bò và chai nhựa là những ví dụ điển hình cho các vật dụng hàng ngày có thể ứng dụng một cách dễ dàng và tạo ra hiệu quả đáng kể.

Anh Hoàng Mạnh Thu vốn đang phải trăn trở để tìm đủ năm giếng nước khoan riêng biệt là một trong nhiều người được hưởng lợi. Kể từ khi ứng dụng kỹ thuật này, ông ấy đã chứng kiến sản lượng cà phê của mình tăng hơn 10% trong khi cắt giảm lượng nước sử dụng một cách đáng kể. Ông Thu nói phương pháp kiểm tra bằng chai nhựa không tốn tiền này đã giúp tiết kiệm 1/3 tiền phân bón và một nửa chi phí lao động, tiền điện và tiền xăng.

Nestlé thúc đẩy những hướng dẫn toàn diện hơn để bảo tồn nguồn nước cho mạng lưới Nông Dân Liên Kết của mình tại Việt Nam, thông qua Thực Tiễn Canh Tác Tốt Hơn của NESCAFÉ phát triển cùng với Tổ chức phi chính phủ Rainforest Alliance, một phần của chương trình NESCAFÉ Plan toàn cầu.

Hợp tác với Cơ Quan Hợp Tác & Phát Triển Thụy Sĩ, Nestlé cũng đang giúp đỡ phổ biến các kỹ thuật tiết kiệm nước cho người nông dân trồng cà phê bên ngoài mạng lưới cung cấp của mình.

Carlo Galli, Giám Đốc Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước của Nestlé tại trụ sở chính ở Thụy Sĩ nói: “Chai nước và lon sữa bò là những công cụ đơn giản để đo độ ẩm của đất. Câu chuyện của Việt Nam không phải là công nghệ cao, mà chủ yếu là nghĩ và làm những điều đơn giản.”