Sort by
Sort by

Lịch sử Tập đoàn Nestlé

about-us-history-1
Những năm tiên phong

Lịch sử của chúng ta khởi đầu từ năm 1866, khi Công Ty Sữa Đặc Anglo-Swiss khánh thành nhà máy sữa đặc Châu Âu đầu tiên tại Thụy Sỹ. Ông Henri Nestlé phát triển một loại thực phẩm đột phá cho trẻ sơ sinh vào năm 1867, và trong năm 1905 công ty mà ông ấy thành lập sát nhập với công ty Anglo-Swiss, tiền thân là Tập Đoàn Nestlé hiện nay. Trong khoảng thời gian này, các thành phố bắt đầu mọc lên, đường sắt và tàu hơi nước phát triển giúp giảm chi phí hàng hóa, thúc đẩy giao thương quốc tế đối với hàng tiêu dùng.


1866

1866-p1

Anh em Charles và George Page người Mỹ giúp xây dựng Công ty Sữa Đặc Anglo-Swiss. Sử dụng nhiều nguồn cung cấp sữa tươi từ Thụy Sỹ, họ áp dụng các kiến thức có được từ quê nhà vào xây dựng dây chuyền đầu tiên của Châu Âu để sản xuất sữa đặc tại Cham. Họ bắt đầu cung cấp cho các thị trấn công nghiệp của Châu Âu sản phẩm có thương hiệu Milkmaid, với thông điệp rằng đây là sản phẩm thay thế an toàn và lâu dài cho sữa tươi.


1867

1867-p1

Henri Nestlé, một dược sĩ người Đức và là nhà sáng lập Nestlé, giới thiệu sản phẩm “farine lactée” (bột pha sữa) tại Vevey, Thụy Sỹ. Đó là sự kết hợp giữa sữa bò, bột mì và đường, và Nestlé phát triển thành một sản phẩm cho các bé sơ sinh không có sữa mẹ để bú, nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong cao. Trong khoảng thời gian này ông ấy cũng bắt đầu sử dụng biểu tượng “Tổ chim” như hiện nay.


1875

1875-p1

Henri Nestlé bán công ty và nhà máy của mình ở Vevey cho ba nhà kinh doanh địa phương. Họ tuyển dụng thêm các nhà hóa học và công nhân có trình độ để mở rộng sản xuất và kinh doanh.


1878

1878-p1

Sự canh tranh ngày càng dữ dội giữa Nestlé và Anglo-Swiss, khi cả hai công ty bắt đầu bán những sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm gốc của đối thủ: trong đó có sữa đặc và ngũ cốc sơ sinh. Cả hai công ty đều mở rộng kinh doanh và sản xuất ra nước ngoài.


1882-1902

1882-1902-p1

Năm 1882, Anglo-Swiss mở rộng sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng cái chết của George Page làm tiêu tan các kế hoạch. Năm 1902, công ty bán lại toàn bộ hoạt động tại Hoa Kỳ, mở đường cho việc sát nhập cuối cùng với Nestlé.


1904

1904-p1

Nestlé bắt đầu bán sôcôla lần đầu tiên khi tiếp quản việc kinh doanh xuất khẩu của Peter & Kohler. Chính ông Henri Nestlé đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm sôcôla sữa từ năm 1875, khi ông ấy cung cấp sữa đặc cho người hàng xóm của mình tại Vevey là Daniel Peter, và Peter dùng để phát triển thành sản phẩm thương mại đầu tiên vào những năm 1880.

Thời đại hoàn kim

Năm 1905, công ty Nestlé & Anglo Swiss có hơn 20 nhà máy, và bắt đầu sử dụng các công ty con ở nước ngoài để xây dựng mạng lưới kinh doanh trải rộng từ Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La-tinh và Úc. Khi Thế Chiến Thứ I đến gần, lợi nhuận của công ty bước sang giai đoạn hưng thịnh hay còn gọi là Thời Đại Hoàn Kim, và trở thành một công ty sữa toàn cầu.


1905

1905-p1

Anglo-Swiss và Nestlé sát nhập trở thành Công ty Sữa Nestlé & Anglo-Swiss. Công ty có hai trụ sở chính, tại Vevey và Cham, cũng như mở văn phòng thứ ba tại London để thúc đẩy doanh số xuất khẩu sữa. Trong nhiều năm công ty mở rộng quy mô bao gồm sữa đặc không đường và sữa tiệt trùng.

Tồn tại qua giai đoạn chiến tranh

Chiến tranh bùng nổ vào năm 1914 dẫn đến nhu cầu về sữa đặc và sô-cô-la tăng cao, nhưng sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô và hạn chế giao thương giữa các quốc gia cản trở sản xuất của Nestlé & Anglo-Swiss. Để giải quyết vấn đề này, công ty mua lại các cơ sở chế biến tại Hoa Kỳ và Úc, và vào cuối cuộc chiến công ty có 40 nhà máy.


1914

1914-p1

Chiến tranh nổ ra khắp Châu Âu và làm gián đoạn sản xuất của công ty, nhưng chiến sự cũng giúp tăng nhu cầu với các sản phẩm sữa của Nestlé, với các hợp đồng lớn từ chính phủ.


1915

1915-p1

Sữa đặc với hạn dùng lâu và dễ vận chuyển, đã trở nên phổ biến trong quân đội. Ví dụ, năm 1915 Quân đội Anh Quốc bắt đầu phân phát sữa lon Nestlé cho binh lính trong khẩu phần khẩn cấp của họ. Nhu cầu lớn đối với sản phẩm nghĩa là các nhà máy sữa của công ty đang phải vận hành hết công suất.


1916

1916-p1

Nestlé & Anglo-Swiss mua lại công ty sữa Egron của Na-uy, công ty đã được cấp bằng sáng cho quy trình sấy phun để sản xuất sữa bột – một sản phẩm mà Nestlé bắt đầu kinh doanh.


1917-1918

1917-18-p1

Sự thiếu hụt sữa tại Thụy Sỹ nghĩa là Nestlé & Anglo-Swiss phải ngưng nhận cung cấp sữa tươi để giúp cho người dân tại các thị trấn và thành phố. Để đáp ứng nhu cầu về sữa đặc từ các quốc gia đang chiến tranh, công ty mua lại các nhà máy sữa của Mỹ và ký thỏa thuận với các công ty Úc, mà sau đó cũng được Nestlé mua lại.

Khủng hoảng và cơ hội

Sau chiến tranh nhu cầu của quân đội về sữa lon suy giảm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn cho Nestlé & Anglo-Swiss vào năm 1921. Công ty hồi phục, nhưng tiếp tục bị một cú sốc từ Sự Sụp Đổ của thị trường Phố Wall vào năm 1929, làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thời kỳ này cũng có nhiều chuyển biến tốt: đội ngũ lãnh đạo công ty được chuyên nghiệp hóa, nghiên cứu được tập trung và những sản phẩm tiên phong như cà phê Nescafé được ra mắt.


1921-1922

1921-22-p1

Rớt giá và mức cổ phần cao dẫn đến sự thua lỗ tài chính đầu tiên, và cũng là duy nhất cho Nestlé & Anglo Swiss vào năm 1921. Louis Dapples gia nhập công ty với vị trí Quản Lý Khủng Hoảng, và khuyến khích công ty chỉ định vị trí quản lý chuyên nghiệp lần đầu tiên. Bộ phận quản trị được tập trung, và bộ phận nghiên cứu được gọp thành một phòng nghiên cứu đặt tại Vevey, Thụy Sỹ.


1929

1929-p1

Công ty mua lại hãng sô-cô-la lớn nhất của Thụy Sỹ là Peter-Cailler-Kohler, được thành lập kể từ năm 1819 khi François Louis Cailler tạo ra thương hiệu sôcôla đầu tiên của Thụy Sỹ là Cailler. Sô-cô-la giờ trở thành một phần không thể thiếu trong ngành kinh doanh của Nestlé & Anglo-Swiss.


1934

1934-p1

Thức uống lúa mạch hương sôcôla Milo được giới thiệu tại Úc, và sau đó được xuất khẩu sang các thị trường khác sau thành công của sản phẩm này. Công ty tiếp tục phát triển thực phẩm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến, và ra mắt Pelargon vào năm 1934, sữa bột hoàn toàn cho trẻ em làm giàu các vi khuẩn lactic acid, để cải thiện khả năng tiêu hóa.


1936

1936-p1

Một thị trường sôcôla cạnh tranh tại Thụy Sỹ khuyến khích Nestlé-Peter-Cailler-Kohler cải tiến bằng việc giới thiệu sôcôla trắng Galak và sôcôla vị mật ong Rayon vào một năm sau đó. Vitamin là điểm thu hút quan trọng đối với những sản phẩm tốt cho sức khỏe vào những năm 1930, và Nestlé đã ra mắt sản phẩm bổ sung vitamin Nestrovit vào năm 1936.


1938

1938-p1

Nescafé được ra mắt với thông điệp “bột chiết xuất từ cà phê nguyên chất” mà vẫn giữ hương vị tự nhiên của cà phê, nhưng có thể pha đơn giản bằng cách đổ nước nóng vào. Sản phẩm là phát minh của Max Morgenthaler, người đã làm việc cho công ty từ năm 1929, khi mà chính quyền Braxin yêu cầu Nestlé & Anglo-Swiss tìm đầu ra cho nguồn cung cà phê dư thừa khổng lồ của mình.

Vượt qua cơn bão

Sự bùng nổ của Thế Chiến Thứ II năm 1939 ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường, nhưng Nestlé & Anglo-Swiss tiếp tục hoạt động trong hoàn cảnh khó khăn đó, cung ứng hàng hóa cho cả dân sự và quân sự. Trong năm 1947, công ty bổ sung thêm súp và gia vị Maggi vào danh sách sản phẩm của mình, với tên gọi Nestlé Alimentana.


1939

1939-p1

Lo sợ phe Phát Xít có thể chiếm đóng Thụy Sỹ, Nestlé & Anglo-Swiss chuyển một số vị trí quản lý sang văn phòng mới tại Stamford ở Hoa Kỳ, hoạt động như là trụ sở thứ hai của công ty trong suốt chiến tranh. Chiến sự tại Châu Âu khiến cho việc xuất khẩu sữa từ đó của Nestlé trở nên bất khả thi, vì vậy công ty cung ứng hàng cho Châu Phi và Châu Á từ Mỹ và Úc, cũng như mở rộng sản xuất sang Châu Mỹ Latinh.


1942-1945

1942-45-p1

Thế Chiến Thứ II bước đầu làm giảm doanh số của Nescafé, nhưng sau đó tăng trở lại khi chiến sự tiếp tục. Sauk hi Mỹ tham gia cuộc chiến, các thương hiệu của Nestlé trở nên phổ biến nhanh chóng trong quân nhân Mỹ. Cuối cuộc chiến, Nescafé cũng nằm trong các lô hàng cứu trợ cho Nhật Bản và Châu Âu của tổ chức CARE. Nestea được giới thiệu vào cuối những năm 1940.


1947

1947-p1

Nestlé & Anglo Swiss sát nhập với công ty Thụy Sĩ là Alimentana, sản xuất nước súp Maggi, hạt nêm và gia vị, sau đó đổi tên là Nestlé Alimentana. Lịch sử của Alimentana bắt đầu từ năm 1884, khi Julius Maggi phát triển một loại súp khô giàu pro-te-in để chống lại sự suy dinh dưỡng.

Tiện lợi hơn cho người tiêu dùng

Giai đoạn hậu chiến đánh dấu sự tăng trưởng thịnh vượng, và người dân tại Mỹ và Châu Âu tiêu tiền mua các loại máy giúp cuộc sống đơn giản hơn, ví dụ như tủ lạnh và tủ đông. Họ cũng yêu thích thực phẩm tiện lợi, và Nestlé Alimentana đáp ứng nhu cầu này với những sản phẩm mới như Nesquik và Maggi chế biến sẵn.


1948

1948-p1

Tại Mỹ Nestlé Alimentana ra mắt một loại trà hòa tan, Nestea, được sản xuất với cùng một phương pháp của Nescafé, và có thể uống nóng hoặc lạnh. Nesquik dễ dàng hòa tan trong sữa lạnh cũng được giới thiệu tại Mỹ và trở thành một mặt hàng bán chạy.


1954

1954-p1

Ngũ cốc sơ sinh Nestlé đã có mặt từ năm 1948 dưới dạng bột, nhưng giờ đây được đổi tên là Cerelac. Một thương hiệu gia vị khác của Maggi là Fondor, ban đầu chỉ được bán dưới dạng viên bột nêm, giờ cũng được tung ra dưới dạng bột. Sản phẩm có thể được sử dụng như một loại gia vị trong phòng ăn và nhà bếp khi được đóng gói tiện dụng hơn.


1957

Loại bánh xếp đóng hộp được giới thiệu với thương hiệu Maggi. Thành công lớn của nó thúc đẩy Nestlé tung ra nhiều loại thức ăn chế biến sẵn đóng hộp, và trở thành một phân khúc tăng trưởng mới.

Thực phẩm đông lạnh đến dược phẩm

Việc mua lại giúp Nestlé gia nhập vào những lĩnh vực mới tăng trưởng nhanh như thực phẩm đông lạnh, và giúp mở rộng các ngành kinh doanh truyền thống như sữa, cà phê và thức ăn đóng hộp. Vào những năm 1970 công ty đa dạng hóa sang dược phẩm và mỹ phẩm. Nestlé cũng bắt đầu thu hút sự chỉ trích từ các nhóm hoạt động xã hội tố cáo hoạt động tiếp thị thực phẩm sơ sinh là vô đạo đức. Sau này Nestlé trở thành một trong những công ty đầu tiên áp dụng bộ nguyên tắc WHO vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong toàn công ty.


1960

1960-p1

Với sự gia tăng số lượng các hộ gia đình mua tủ đông, nhu cầu về kem cũng tăng lên. Nestlé mua lại nhà sản xuất Jopa của Đức và Heudebert-Gervais của Pháp để tận dụng xu thế tăng trưởng này, và bổ sung thêm thương hiệu Frisco của Thụy Sĩ vào năm 1962. Công ty cũng mua lại nhà sản xuất thức ăn đóng hộp Crosse & Blackwell của Anh Quốc.


1962

1962-p1

Nestlé mua lại thương hiệu thức ăn đông lạnh Findus từ nhà sản xuất Marabou của Thụy Điển, và mở rộng thương hiệu sang thị trường quốc tế. Findus là một trong những công ty đầu tiên bán thực phẩm đông lạnh tại Châu Âu kể từ năm 1945.


1968

Các sản phẩm từ sữa lạnh trở nên phổ biến, Nestlé mua lại nhà sản xuất sữa chua Chambourcy của Pháp. Đầu những năm 1970 ra mắt loạt sản phẩm sữa chua Sveltesse, nhắm vào mối quan tâm của người tiêu dùng về sức khỏe và cân nặng.


1969

Nestlé gia nhập thị trường nước khoáng bằng việc mua lại thương hiệu nước Vittel của Pháp.


1973

1973-p1

Quyết tâm theo đuổi ngành hàng thức ăn đóng hộp và đông lạnh tại các thị trường Anglo-Saxon, Nestlé mua lại công ty thực phẩm đông lạnh Stouffer Corporation của Mỹ, và nhà sản xuất thức ăn đóng hộp Libby, McNeill & Libby vào năm 1976.


1974

Lần đầu tiên, Nestlé đa dạng hóa sản phẩm ngoài thực phẩm và đồ uống, khi trở thành cổ đông thiểu số trong tập đoàn mỹ phẩm toàn cầu L’Oréal.


1977

Đổi tên thành Nestlé S.A, và tiếp tục với chiến lược đa dạng hóa của mình, mua lại nhà sản xuất sản phẩm thuốc bổ mắt và dược phẩm của Mỹ là Alcon Laboratories. Sự suy giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ dẫn đến việc các nhà hoạt động xã hội đặt nghi vấn cho chiến lượng tiếp thị thực phẩm trẻ nhỏ của các công ty bao gồm Nestlé. Năm 1977 họ kêu gọi người dân tẩy chay các sản phẩm của Nestlé.

Hướng đến Dinh Dưỡng, Sức Khỏe và Sống Vui Khỏe

Trong nhiều năm tăng trưởng, Nestlé loại bỏ các thương hiệu không tạo ra lợi nhuận và đẩy mạnh các thương hiệu đáp ứng các mối quan tâm đang tăng lên của người tiêu dùng, theo đúng với tham vọng “Dinh Dưỡng, Sức Khỏe và Sống Vui Khỏe” mới của mình. Công ty mở rộng tại Mỹ, Đông Âu và Châu Á, và nhắm đến sự dẫn đầu về nước, kem và thức ăn cho thú nuôi.


1981

Thực phẩm đông lạnh Stouffer’s Lean Cuisine được giới thiệu trên nền tảng ít chất béo và năng lượng thấp, và thương hiệu công bố doanh số ấn tượng. Nestlé và L’Oreal thành lập liên doanh Galderma chuyên về nghiên cứu da liễu. Hội Đồng Sức Khỏe Thế Giới thông qua Quy tắc WHO về thay thế sữa mẹ, và Nestlé là một trong những công ty đầu tiên phát triển các chính sách dựa trên quy tắc đó và áp dụng trong tất cả các cơ sở kinh doanh của mình.


1985

1985-p1

Với việc mua lại công ty của Mỹ là Carnation với giá 3 tỷ USD, Nestlé bổ sung các thương hiệu như Carnation và Coffee-Mate vào danh sách của mình. Nestlé cũng gia nhập vào ngành thức ăn cho thú cưng khi mua lại thương hiệu Friskies.


1986

1986-p1

Câu chuyện của Nespresso bắt đầu với một ý tưởng đơn giản: để bất kỳ ai cũng có thể làm ra một tách cà phê hoàn hảo, giống như một người pha chế (barrista) chuyên nghiệp.


1988

1988-p1

Nestlé mua công ty bánh kẹo Rowntree Mackintosh của Anh Quốc, bổ sung thương hiệu KitKat, After Eight và Smarties vào danh mục sản phẩm. Công ty cũng mua lại Tập đoàn Buitoni-Perugina của Italy chuyên sản xuất mì ống, nước sốt và bánh kẹo.


1991

Nestlé thành lập liên doanh với General Mills, Cereal Partners Worldwide, sản xuất và tiếp thị ngũ cốc ăn sáng trên toàn cầu. Công ty cũng liên doanh với Coca-Cola để thành lập Beverage Partners Worldwide, sản xuất và tiếp thị các thương hiệu bao gồm Nestea.


1992

1992-p1

Nestlé phát triển vị trí của mình trong ngành nước khoáng bằng việc mua lại Tập đoàn Perrier của Pháp. Nestlé Sources Internationales được thành lập như là một công ty riêng biệt về nước vào năm 1993, và sau đó đổi tên là Nestlé Waters vào năm 2002.


1997

Tổng Giám Đốc mới của Nestlé, ông Peter Brabeck-Letmathe nhận thấy tiềm năng tăng trưởng trong ngành dinh dưỡng cá nhận hóa. Ông ấy nêu rõ định vị của Nestlé như là công ty dẫn đầu về “Dinh Dưỡng, Sức Khỏe và Sống Vui Khỏe” như là cách tiếp cận thiên niên kỷ.


1998

1998-p1

Nestlé mua lại công ty sản xuất nước khoáng của Italy là Tập đoàn Sanpellegrino. Nestlé Pure Life được giới thiệu tại các nước đang phát triển, giúp đảm bảo nguồn nước uống sạch và tốt cho sức khỏe, và Aquarel được giới thiệu tại Châu Âu hai năm sau đó.


2000

2000-p1

Tổ chức Sáng Kiến Nông Nghiệp Bền Vững Nestlé (SAIN) được giới thiệu nhằm khuyến khích sự hợp tác với nông dân địa phương. Tổ chức giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của người nông dân và một nguồn cung hàng hóa ổn định.


2001

2001-p1

Nestlé mua lại công ty thực phẩm thú cưng của Mỹ là Ralston Purina, và sát nhập nó với Nestlé Friskies Petcare để thành lập công ty dẫn đầu thị trường về thực phẩm thú cưng là Nestlé Purina Petcare.


2002

2002-p1

Sau khi mở rộng ngành kinh doanh kem vào những năm 1990, Nestlé mua lại giấy phép sản xuất của hãng kem cao cấp Häagen-Dazs tại Mỹ và Canada, và mua lại Mövenpick và Dreyer’s Grand Ice Cream trong năm 2003. Công ty cũng mua lại công ty thực phẩm đông lạnh Chef Amera với giá 2,6 tỷ USD.

Tạo Giá Trị Chung

Nestlé nêu rõ chương trình Tạo Giá Trị Chung của mình tiếp cận với việc kinh doanh lần đầu tiên, và ra mắt Nestlé Cocoa Plan và Nescafé Plan nhằm phát triển hơn nữa nguồn cung ứng ổn định trong ngành ca cao và cà phê. Trong khi củng cố vị trí của mình trong những phân khúc truyền thống, sữa công thức và thức ăn đông lạnh, Nestlé còn tiếp tục đẩy mạnh tập trung vào dinh dưỡng y tế.


2006

Nestlé nêu rõ chương trình Tạo Giá Trị Chung của mình tiếp cận với việc kinh doanh, theo đó bất kỳ hành động nào cho các cổ đông cũng phải tạo ra giá trị cho cộng đồng nơi công ty hoạt động và cho xã hội. Nestlé mua lại ngành kinh doanh quản lý cân nặng Jenny Craig và công ty ngũ cốc ăn sáng của Úc là Uncle Toby’s.


2007

Sự tập trung ngày càng cao vào dinh dưỡng y tế dẫn dắt Nestlé mua lại công ty Novartis Medical Nutrition. Nestlé còn mua lại công ty thực phẩm trẻ em Gerber và công ty nước khoáng Thụy Sỹ là Sources Minérales Henniez.


2009

2009-p1

Diễn Đàn Tạo Giá Trị Chung đầu tiên tại New York với sự tham gia của các chuyên gia nhằm thảo luận các thách thức toàn cầu trong lĩnh vực dinh dưỡng, nước và phát triển nông thôn, cũng như vai trò của doanh nghiệp trong việc giúp giải quyết các vấn đề đó. Diễn Đàn trở thành một sự kiện thường niên. Nestlé tạo ra bộ phận kinh doanh dịch vụ ẩm thực với tên gọi Nestlé Professional từ năm 2009.


2010

2010-p1

Nestlé mua lại ngành hàng bánh pizza đông lạnh của Kraft Foods. Chương trình Nestlé Cocoa Plan và Nescafé Plan cùng được giới thiệu nhằm phát triển chuỗi cung ứng bền vững về cây cacao và cây cà phê, cải thiện các điều kiện xã hội trong cộng đồng nông dân, và đảm bảo các lợi ích của họ.


2011

2011-p1

Nestlé Health Science và Viện Khoa Học Sức Khỏe Nestlé được thành lập, nhằm nghiên cứu về các sản phẩm dinh dưỡng khoa học để ngăn ngừa và điều trị các bệnh mãn tính. Nestlé trở thành công ty thực phẩm đầu tiên hợp tác với Hiệp Hội Lao Động Công Bằng (FLA), nhằm giúp giải quyến vấn đề lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng cacao.


2012

Nestlé mua lại Wyeth Nutrition, tiền thân là Pfizer Nutrition, với giá 11,9 tỷ USD, nhằm củng cố vị trí trong ngành dinh dưỡng sơ sinh.


2013

Nestlé Health Science mua lại công ty thực phẩm y tế của Mỹ là Pamlab, chuyên về dinh dưỡng y tế cho bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ và trầm cảm. Ngành kinh doanh quản lý cân nặng Jenny Craig được bán tại Mỹ và Châu Đại Dương.


2014

2014-p1

Với sự sáng lập ra Nestlé Skin Health, Nestlé kiểm soát hoàn toàn liên doanh Galderma về da liễu vốn được L’Oréal thành lập năm 1981. Các công ty cũng chấm dứt liên doanh với Innéov, một doanh nghiệp ra đời năm 2002 chuyên về mỹ phẩm bổ sung dinh dưỡng. Sau đó Galderma mua lại một số tài sản của mình.


2015

2015-p1

Nestlé giới thiệu thương hiệu sôcôla lâu đời nhất Thụy Sỹ Cailler, như là thương hiệu sôcôla toàn cầu siêu cao cấp đầu tiên. Ngành thực phẩm đông lạnh của Pháp Davigel được bán đi.